Biến chứng xương khớp thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường

Tiểu đường là bệnh mạn tính, làm suy giảm sức khỏe toàn thân và gây ra những biến chứng xương khớp nghiêm trọng như thoái hóa khớp, loãng xương, hội chứng ống cổ tay, hội chứng tăng tạo xương lan tỏa, hội chứng co thắt Dupuytren (bệnh khiến mô dưới da bị siết chặt, làm các ngón tay bị uốn cong )… Vậy làm thế nào để hạn chế ảnh hưởng của căn bệnh này đến hệ cơ xương khớp?

Image 6
Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương…

Những biến chứng xương khớp thường gặp ở người tiểu đường

Khi nhắc đến bệnh nhân đái tháo đường, người ta hay gắn với những vấn đề liên quan như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể… Tuy nhiên, căn bệnh mạn tính này còn là yếu tố làm gia tăng nguy cơ các biến chứng xương khớp như:

Thoái hóa khớp

Biến chứng xương khớp đầu tiên mà những người bị đái tháo đường thường gặp phải đó là thoái hóa khớp. Đây là hậu quả của sự suy giảm chất lượng sụn, xương dưới sụn gây đau nhức, sưng, căng cứng và giảm tính linh hoạt của khớp.

Loãng xương

Loãng xương là một rối loạn quá trình hủy và tạo cốt bào, làm giảm mật độ khoáng xương, khiến xương trở nên yếu và dễ bị gãy. Những người bị bệnh tiểu đường type 1 có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

Hội chứng co cứng bàn tay (Dupuytren Syndrome)

Chứng co cứng bàn tay (Dupuytren) khiến một hoặc nhiều ngón tay bị cong lại (thường cong về phía lòng bàn tay). Những bất thường trong chuyển hóa chất khi bị đái tháo đường được cho là có liên quan đến hội chứng này. 

Image 7
Biến chứng co cứng bàn tay khiến bệnh nhân tiểu đường không thể duỗi thẳng bàn tay trong mọi hoạt động.

Mắc phải hội chứng co cứng bàn tay, người bệnh sẽ nhận thấy lòng bàn tay dày lên theo thời gian. Điều này dẫn đến tình trạng không thể duỗi thẳng một hoặc nhiều ngón tay.

Đông cứng khớp vai

Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây đông cứng khớp vai. Khi khớp vai bị đông cứng không chỉ làm đau vai mà  còn giới hạn phạm vi chuyển động toàn bộ vùng vai. 

Hiện tượng này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên vai. Tỷ lệ bị đông cứng khớp vai ở phụ nữ và những người trong độ tuổi 40 – 60 tuổi cao hơn những đối tượng khác

Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa

Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa (viết tắt là DISH, là một dạng xơ cứng gân và dây chằng, chủ yếu xảy ra ở cột sống. DISH thường gây đau, căng cứng và giảm cử động ở đốt sống ngực và thắt lưng, tuy nhiên đốt sống cổ, xương cùng chậu và xương sườn cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi hội chứng này.

Bệnh nhân tiểu đường type 2 dễ bị hội chứng tăng tạo xương lan tỏa. Nếu không được khắc phục sớm, hội chứng này có thể dẫn đến tình trạng hẹp cột sống, gây chèn ép lên dây thần kinh khiến thắt lưng, hông, mông, bắp chân, bàn chân đau và tê.

Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome)

Ống cổ tay là một cấu trúc cố định (không thể co giãn), thế nên khi gân gấp vì một lý do nào đó to lên (có thể do viêm) chèn ép dây thần kinh giữa gọi là hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này gây ra các triệu chứng như ngứa ran, tê nóng các ngón tay, nhất là ngón cái và ngón trỏ.

Image 8
Hội chứng ống cổ tay khiến các ngón tay bị tê và nóng ran làm giảm năng suất làm việc và khả năng cử động bàn tay.

Khớp Charcot

Khớp Charcot còn được gọi là bệnh thần kinh cơ, là biến chứng tiểu đường đến xương khớp phổ biến. Khi bị bệnh lý này, bạn sẽ cảm thấy tê, ngứa và mất cảm giác ở các khớp chịu ảnh hưởng. Bệnh khớp Charcot có thể làm biến dạng khớp nếu không được chữa trị đúng cách.

Đây là những tổn thương xương khớp mà bệnh nhân tiểu đường thường gặp phải. Để biết tại sao đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng xương khớp nguy hiểm như vậy, các bạn hãy theo dõi nội dung tiếp ngay sau đây.

Tại sao người đái tháo đường dễ gặp vấn đề về xương khớp?

Nguyên nhân khiến người đái tháo đường dễ gặp các vấn đề về xương khớp chưa được xác định cụ thể. Và những yếu tố dưới đây được cho là làm gia tăng và đẩy nhanh biến chứng xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường:

  • Rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm và đường 
  • Hệ miễn dịch kém
  • Lượng đường trong máu cao
  • Thừa cân, béo phì gây áp lực lên xương khớp
  • Mật độ khoáng xương thấp

Loạt các vấn đề đặc trưng này chính là những tác nhân đẩy bệnh nhân tiểu đường đến gần với tổn thương và bệnh lý xương khớp. Trong đó, rối loạn đường huyết là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sức khỏe xương khớp của người bị đái tháo đường.

Làm gì để giảm thiểu biến chứng xương khớp ở người tiểu đường?

Để giảm thiểu tổn thương và biến chứng xương khớp cho người tiểu đường, giải pháp trọng tâm là kiểm soát được lượng đường huyết và điều hòa quá trình chuyển hóa chất bên trong cơ thể. Mặc dù không thể can thiệp để thay đổi hoàn toàn cơ chế trao đổi và chuyển hóa chất, nhưng chúng ta có thể phần nào ổn định lượng đường huyết bằng việc điều chỉnh, xây dựng lối sống khoa học như sau:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh

Đối với người bị tiểu đường, chế độ ăn uống cần “kiêng khem” kỹ lưỡng, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dưỡng chất, hướng tới thực đơn nhiều rau, củ, quả và hạn chế tinh bột, đường, dầu mỡ. Tốt nhất, người bệnh tiểu đường nên đến các trung tâm dinh dưỡng uy tín để được bác sĩ tư vấn khẩu phần ăn uống phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.

Image 9
Thực đơn ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, giảm tinh bột sẽ có lợi cho xương khớp người tiểu đường.
  • Duy trì thói quen tập luyện, tăng cường thể chất

Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hay kể cả các động tác dưỡng sinh đơn giản sẽ góp phần điều hòa quá trình chuyển hóa chất, từ đó cân bằng lượng đường huyết trong máu. Hơn nữa, thường xuyên vận động còn giúp tăng độ dẻo dai và tính linh hoạt cho xương khớp. 

Cùng với việc dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ và thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học để thúc đẩy chuyển hóa chất, điều hòa mức độ đường huyết thì bệnh nhân tiểu đường cũng cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe xương khớp. Bởi vì khi sở hữu một nền tảng xương khớp chắc khỏe sẽ hạn chế xuống mức thấp nhất biến chứng xương khớp khi bị tiểu đường.

Và những sản phẩm chứa hoạt chất thiên nhiên là lựa chọn chăm sóc xương khớp lý tưởng cho người bệnh đái tháo đường. Khi nhắc đến hoạt chất tự nhiên có tác dụng bổ trợ và nuôi dưỡng xương khớp, không thể bỏ qua Peptane – một loại peptide cao cấp được phát hiện bởi các nhà khoa học Mỹ.

Dưỡng chất Peptane chứa đến 97% protein và nhiều axit amin quý giúp gia tăng sản xuất chất nền cho xương khớp là collagen type 2 và aggrecan. Nhờ đó, hỗ trợ cấu trúc xương khớp luôn được giữ vững, bền chắc và ổn định.

Hơn nữa, Peptane còn cung cấp những nguyên liệu cần thiết cho quá trình phục hồi và tái tạo tế bào sụn, xương dưới sụn bị tổn thương. Điều này giúp cho khả năng tự chữa lành thương tổn nội tại của xương khớp được nâng cao, hỗ trợ giảm đau, làm chậm thoái hóa khớp và phòng tránh biến chứng tiểu đường lên xương khớp hiệu quả.

Vifa Flex chứa Peptane và những nguyên liệu quý từ thiên nhiên giúp giảm đau xương khớp, tái tạo sụn khớp một cách an toàn, hiệu quả.

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bài viết liên quan