TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, biểu hiện nổi bật thường là đau và tê đau cổ gáy, thường lan ra vai và xuống tay, làm hạn chế vận động của tay khi đưa ra sau (gãi sau lưng) hoặc lên cao (chải đầu). Đôi khi đau lan ra cả một vùng da đầu. Thông thường đau nhức nhối, khó chịu. Đôi khi, đau biểu hiện giống như mỏi, mơ hồ và không rõ ràng. Đôi khi đau tăng lên hoặc giảm đi ở một tư thế nhất định nào đó.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: chủ yếu do quá trình thoái hóa, hậu quả từ thói quen như làm việc, sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt là những người làm việc văn phòng thường hay ngồi sử dụng máy tính nhiều giờ, người ít vận động giúp tăng quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn và nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhiều hơn.
Theo cơ chế sinh học, một đĩa đệm đã bị thoát vị sẽ không bao giờ có thể chữa khỏi hoàn toàn và trở về trạng thái như ban đầu, kể cả can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng đúng phương pháp chữa bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể phục hồi tốt đến 80-90%.
293850555 3339431649623447 157573426043182454 N
301589240 425860059610879 7856511083516247790 N
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
– Đau nhức diện rộng:
Cơn đau khởi phát tại một hoặc 2 đốt sống cổ sau đó lan ra vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên sau đầu và hốc mắt.
– Tê ngứa ở tay và chân:
Nếu khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, cảm giác tê ngứa sẽ khởi phát từ cổ ra toàn thân rồi lan tới chân tay. Nếu chèn ép xảy ra ở dây thần kinh, bệnh nhân chỉ có cảm giác tê ngứa ở vùng cánh tay, bàn và ngón tay.
– Hạn chế vận động:
Cử động cổ và cánh tay bị hạn chế, không thể đưa tay ra sau lưng hoặc giơ tay lên cao; khó khăn trong việc cúi ngửa hoặc quay cổ. Đi bộ khó khăn, có cảm giác căng cứng bắp chân khi đi bộ.
– Yếu cơ:
Tình trạng yếu cơ xảy ra khi khối đĩa đệm chèn ép vào tủy sống. Các cơ chân sẽ yếu trước cơ tay khiến cho bệnh nhân đi lại không vững, dáng đi xiêu vẹo. Khi tình trạng yếu cơ tăng lên, người bệnh sẽ thấy được những thớ cơ vùng đùi và bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.
– Dấu hiệu khác:
Một số trường hợp có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như đau một bên lồng ngực, táo bón, khó tiểu và khó thở. Đây đều có thể coi là những biến chứng cấp độ nhẹ của bệnh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khởi phát và âm thầm tiến triển, nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.
Biến chứng nguy hiểm có thể gặp
Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xoay cổ, đầu kém linh hoạt. Tình trạng đau cánh tay do thoát vị đĩa đệm cổ thường được kiểm soát bằng thuốc và điều trị bảo tồn, không phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bỏ qua giai đoạn vàng lúc khởi phát, người bệnh sẽ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như:
– Tàn phế suốt đời
Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ.
– Hẹp ống sống
Biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như đau đốt sống cổ trầm trọng, đau hoặc tê ở vai, bả vai, cánh tay, đôi khi gây yếu cơ.
– Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não
Khi đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường sẽ chèn ép lên hệ thống động mạch đốt sống thân nên gây ra thiếu máu cho não.
– Chèn ép rối thần kinh cánh tay
Từ biểu hiện đau mỏi vai gáy, co cơ sẽ lan truyền xuống một hoặc cả hai bên cánh tay, đau kèm theo tê bì hoặc teo cơ cánh tay.
– Hội chứng chèn ép tuỷ
Thường có những biểu hiện rối loạn vận động, rối loạn cảm giác khi đốt sống cổ chỉ mới gặp tình trạng đau nhẹ hoặc không đau. .
– Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật
Biểu hiện rõ thấy nhất của hội chứng này là chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng; đôi khi đau ở phần hốc mắt, cảm giác mắt mờ từng cơn; đỏ mặt đột ngột, vã mồ hôi; hạ huyết áp, tăng nhu động ruột, đau ngực từng cơn, thực quản bị chèn ép gây khó nuốt.
– Đau lan rộng
Những cơn đau nặng có thể lan dọc cột sống xuống toàn bộ lưng, rồi đến mông, đùi và cẳng chân khiến những bộ phận này trở nên yếu là kém linh hoạt hơn.
Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, người bệnh sẽ gặp những biến chứng khôn lường về sau. Việc thăm khám và điều trị sớm, để tình hình bệnh không quá nặng!
Hãy phòng ngừa sớm bằng cách thay đổi lối sống, tập luyện và dùng VIFAFLEX 2 viên mỗi ngày nhé!
3767828156aaa1f4f8bbZ3228021495144 D29fd689a104d2a3141403d0296d2f0b (1)

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bài viết liên quan